Category Archives: Viễn thông

Âm thanh của các thiết bị điện tử được nghe qua micro

Báo tiếng Việt nhiều người xem nhấtThuộc Bộ Khoa học Công nghệSố giấy phép: 548/GP-BTTTT ngày 24/08/2021

Tổng biên tập: Phạm HiếuĐịa chỉ: Tầng 10, Tòa A FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: 024 7300 8899 – máy lẻ 4500

© 1997-2022. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpress

Mỹ hối thúc Ấn Độ giảm phụ thuộc Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Ấn Độ tập trung vào chuỗi cung ứng trong nước, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực y tế, viễn thông.”Ấn Độ có cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực như viễn thông, vật tư y tế và các lĩnh vực khác”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại hội nghị trực tuyến của Hội đồng kinh doanh Mỹ – Ấn ngày 22/7. “Ấn Độ có được vị thế như hiện nay vì giành được lòng tin của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ”, ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng, thủ đô Washington, ngày 8/4. Ảnh: Reuters.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau các vụ đụng độ ở biên giới hồi tháng trước. Đây là lần đụng độ chết người đầu tiên tại khu vực biên giới dài 3.488 km giữa hai nước, sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975.Đề cập các cuộc đụng độ trên giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng hành động của Bắc Kinh là “không thể chấp nhận được”.”Mỹ chưa bao giờ ủng hộ việc đảm bảo an ninh cho Ấn Độ nhiều như hiện tại. Ấn Độ là đối tác quan trọng và là đồng minh chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump”, ông Pompeo nói.Động thái được nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức xấu nhất trong nhiều năm qua. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lây lan, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận.Chỉ trong vài tuần, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump cũng áp đặt trừng phạt với Trung Quốc, do những cáo buộc về chính sách liên quan đến Hong Kong và Tân Cương, đồng thời gây sức ép để các đồng minh dừng hợp tác với Huawei do lo ngại về vấn đề an ninh.Các chuyên gia hồi đầu tháng cũng cảnh báo biên giới Ấn – Trung chưa thể hạ nhiệt nhanh chóng và vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột, dù chỉ huy hai nước đã đàm phán hồi cuối tháng trước.Trung Quốc,nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai thế giới với GDP 13.600 tỷ USD, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Mỹ, với các lĩnh vực từ cung cấp linh kiện công nghiệp và nguyên liệu thô cho đến đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và công nghệ Ấn Độ. Trung Quốc chiếm hơn 5% tổng sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ và hơn 14% lượng nhập khẩu trong năm tài chính 2019-2020, đồng nghĩa Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á với GDP 2.700 tỷ USD, nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, theo Bloomberg.Xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ gồm điện thoại thông minh, thiết bị điện, phân bón, linh kiện ôtô. Thành phẩm thép, thiết bị viễn thông, toa tàu điện ngầm, dược phẩm, hóa chất, nhựa và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Lượng hàng Ấn Độ mua từ Trung Quốc tăng 45 lần kể từ năm 2000, theo Invest India.Trung Quốc còn trực tiếp đầu tư vào các ngành luyện kim, năng lượng tái tạo, thiết bị điện, ôtô và hóa chất của Ấn Độ. Bloomberg và China Global Tracker cho biết đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ đạt 4,14 tỷ USD trong năm 2019. Invest India xác định có khoảng 800 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại thị trường Ấn Độ, trong đó có 75 công ty thuộc ngành kĩ thuật công nghệ như sản xuất điện thoại, máy tính, thiết bị điện và ôtô.Mai Lâm (Theo SCMP)

Viettel lãi hơn 19.800 tỷ nửa đầu năm

6 tháng đầu năm nay, Viettel đạt lợi nhuận trước thuế 19.850 tỷ đồng, tương đương hơn 49% kế hoạch cả năm.Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội cho biết, tổng doanh thu nửa đầu năm nay đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ các dịch vụ mới trên nền tảng số đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ. Nhờ đó, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 19.850 tỷ đồng.6 tháng đầu năm, tăng trưởng doanh thu từ thị trường nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel, đảm bảo các chỉ tiêu trong bối cảnh dịch bệnh, tiêu dùng viễn thông, công nghệ thông tin có xu hướng đi xuống trên thế giới. So cùng kỳ, dòng tiền từ nước ngoài về Việt Nam tăng 4,7%, đạt gần 140 triệu USD (hơn 3.200 tỷ đồng).Tại thị trường châu Phi, Halotel (thương hiệu Viettel tại Tanzania) tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây – gần 30%; Movitel (thương hiệu Viettel tại Mozambique) tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm qua, hơn 26%, đạt đỉnh 4,5 triệu thuê bao ngay cả trong mùa mưa..Tại châu Á, Mytel (thương hiệu Viettel tại Myanmar) vượt mốc 10 triệu thuê bao sau 2 năm kinh doanh, chiếm gần 30% thị phần, sớm hơn mục tiêu nửa năm.Tất cả thị trường do Viettel đầu tư đều thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số cho chính phủ, các bộ, ngành. Trong đó, Bitel tại Peru liên tiếp thắng thầu các dự án, đem lại doanh thu 6 tháng đầu năm gần 10 triệu USD, lợi nhuận hơn 1,5 triệu USD.Anh Tú

Lợi nhuận Mobifone giảm hơn 1.000 tỷ nửa đầu năm

6 tháng đầu năm nay, Mobifone lãi trước thuế 1.636 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.Theo báo cáo tài chính bán niên vừa công bố, Tổng công ty viễn thông Mobifone đạt doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt khoảng 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của nhà mạng này chỉ giảm được khoảng 1.000 tỷ đồng, còn gần 9.100 tỷ đồng.Do giá vốn bán hàng giảm không theo kịp đà giảm doanh thu, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Mobifone chỉ đạt gần 2.970 tỷ đồng, giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.Sau khi trừ các chi phí, Mobifone ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.636 tỷ đồng nửa đầu năm nay, giảm 38%, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.Tính đến hết tháng 6, tổng tài sản của Mobifone đạt gần 30.900 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn khoảng 10.300 tỷ đồng, chiếm 33%.So với đầu năm, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của Mobifone tại các ngân hàng trong nước giảm 32,6%, còn 6.800 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các khoản đầu tư tài chính dài hạn (chủ yếu là tiền gửi dài hạn) tăng hơn 2.200 tỷ đồng, lên gần 6.040 tỷ đồng.Đến hết quý II, vốn chủ sở hữu của Mobifone tăng nhẹ so với đầu năm lên khoảng 21.450 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn.Theo kế hoạch năm 2020 được công bố hồi đầu tháng 2 – thời điểm chưa bị Covid-19 ảnh hưởng, Mobifone dự kiến doanh thu công ty mẹ đạt hơn 33.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 6.360 tỷ đồng.Đến đầu tháng 4, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, so với kế hoạch năm 2020, Mobifone có thể giảm doanh thu, lợi nhuận lần lượt 6.684 tỷ và 1.526 tỷ đồng vì tác động của Covid-19.Anh Tú

Mạng 4G của MobiFone có tốc độ upload cao nhất

Kết quả đo kiểm 4G tại Việt Nam được Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện hồi tháng 6 tại Hà Nội và Hải Phòng. Trong đó, nhà mạng MobiFone ghi điểm với tốc độ upload mạng 4G trội hơn so các nhà cung cấp khác, đạt 33,43 Mbps. Để đạt thành quả này, MobiFone đã có những giải pháp công nghệ mới, áp dụng nhiều phương thức kỹ thuật hiện đại nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.Cụ thể, MobiFone đã tăng cường quy hoạch lại toàn bộ băng tần số hiện có bằng cách sử dụng giải pháp kỹ thuật ghép 2-3 sóng (công nghệ sóng mang CA – Carrier Aggregation) giúp tăng gấp đôi tốc độ data 4G. Khi các thuê bao ngày càng có xu hướng chuyển dịch lên 4G, và tiến tới 5G, thì đây là một giải pháp rất cần thiết nhằm mang đến trải nghiệm Internet tốc độ cao cho khách hàng.

Kỹ thuật tập hợp sóng mang để tăng tốc độ 4G cho người dùng.

Bên cạnh đó, MobiFone còn chú trọng đầu tư trang thiết bị trạm gốc LTE hiện đại có hỗ trợ công nghệ MIMO 4×4. Đây là công nghệ giúp nhà mạng sử dụng nhiều ăng ten để phát và thu nhận tín hiệu thêm nhiều thiết bị di động của khách hàng, qua đó tăng tốc độ tải lên, tải xuống trên mạng. “Theo kết quả đo kiểm tốc độ với trạm LTE hỗ trợ MIMO 4×4 tại Hà Nội, tốc độ tải xuống của MobiFone đạt 300 Mbps và tốc độ tải lên xấp xỉ 50 Mbps”, đại diện nhà mạng cho biết.

4×4 MIMO là kỹ thuật sử dụng 4 antenna ở thiết bị phát và 4 antenna ở thiết bị thu.

Bên cạnh đó, MobiFone đã ứng dụng công nghệ mới để hiện đại hóa hàng nghìn trạm phát sóng (BTS) trên toàn quốc, nhất là ở các khu vực đô thị… Việc hiện đại hóa hạ tầng mạng lưới không chỉ giúp MobiFone nâng cao hiệu suất sử dụng, chuẩn bị triển khai công nghệ mới, mà còn góp phần bảo đảm mỹ quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Cụ thể, MobiFone tăng cường triển khai hàng nghìn trạm BTS sử dụng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến đám mây (Cloud RAN), không cần sử dụng phòng máy, mà chỉ triển khai lắp đặt các thiết bị phát sóng trên các cột anten monopole dạng hình cây, cột đèn chiếu sáng hoặc tận dụng các cột điện sẵn có…

Hình ảnh trạm BTS của MobiFone sử dụng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến đám mây (Cloud RAN).

Với sự đầu tư, nâng cấp hạ tầng, công nghệ, MobiFone hiện là một trong những nhà mạng tốt mang đến nhiều trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Ngọc Hào

VNPT lãi tăng nhẹ, lên gần 3.600 tỷ đồng

Dù doanh thu giảm, VPNT vẫn lãi trước thuế gần 3.600 tỷ đồng nửa đầu năm, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm vừa công bố, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 24.200 tỷ đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.Tuy nhiên, nhờ cắt giảm mạnh các khoản như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp…, VPNT vẫn đạt lợi nhuận trước thuế gần 3.600 tỷ đồng, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2019.Hồi đầu tháng 2, VNPT công bố kế hoạch cả năm đạt doanh thu hợp nhất hơn 45.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 5.040 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 4, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, VNPT có thể giảm doanh thu hơn 6.100 tỷ và lợi nhuận hơn 800 tỷ đồng vì Covid-19 so với kế hoạch.Kết quả kinh doanh của một số nhà mạng bị ảnh hưởng vì Covid-19. Mobifone nửa đầu năm nay đã ghi nhận lợi nhuận giảm đến 1.000 tỷ đồng do tác động của dịch bệnh.Tính đến hết quý II, tổng tài sản của VNPT đạt hơn 83.200 tỷ đồng giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tài sản cố định của doanh nghiệp này giảm 3.360 tỷ đồng so với đầu năm, còn khoảng 35.500 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng gần 800 tỷ, lên 31.700 tỷ đồng.Năm nay, VNPT đặt mục tiêu đạt 33 triệu thuê bao điện thoại, trong đó 2,4 triệu thuê bao cố định và 30,6 triệu thuê bao di động. Tổng số thuê bao internet khoảng 5,7 triệu.Anh Tú

Cơ hội trúng iPhone 11 Pro khi đăng ký dịch vụ VNPT

Chương trình “Đăng ký nhanh tay – vận may sẽ tới” dành cơ hội cho khách đăng ký mua hàng trên kênh bán hàng trực tuyến của VNPT tại website.Theo đó, khách hàng đăng ký mua thành công các gói dịch vụ công nghệ thông tin của VNPT trên website sẽ nhận cơ hội trúng thưởng phần quà tri ân, gồm điện thoại iPhone 11 Pro và nhiều giải có giá trị khác. Chương trình này được VNPT triển khai từ nay đến 20/11/2020.

Đại diện VNPT (áo trắng) trao phần quà cho khách hàng.
Sau khi hoàn tất thanh toán, người tham gia chương trình sẽ dùng mã số khách hàng để bốc thăm may mắn, như mã số thuế, mã ngân sách hay giấy phép kinh doanh. Thời gian bốc thăm dự kiến ngày 1/12/2020.

Người dùng truy cập website bán hàng trực tuyến của VNPT.
VNPT ra mắt kênh bán hàng trực tuyến đầu tiên dành cho khách là tổ chức, doanh nghiệp, có nhu cầu mua các sản phẩm viễn thông và công nghệ. Trên trang website của tập đoàn này, khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ như: chữ ký số VNPT-CA, bảo hiểm xã hội, hóa đơn điện tử VNPT InVoice… Đại diện VNPT cho biết, khi đăng ký các gói dịch vụ, khách hàng sẽ hưởng ưu đãi khoảng 40% so với đăng ký dịch vụ riêng lẻ, việc thanh toán cũng đơn giản hơn.Ưu đãi này được VNPT kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, khách hàng vượt qua khó khăn trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.Tuấn Vũ

mBiz360 – Giải pháp quản lý tiêu dùng viễn thông cho doanh nghiệp

mBiz360 nằm trong chuỗi các giải pháp tổng thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tiêu dùng viễn thông hiệu quả.Để giúp các công ty, tổ chức tối ưu hóa chi phí, tăng cường hiệu quả quản trị trong bối cảnh kinh doanh có nhiều biến động và cạnh tranh, MobiFone đã giới thiệu và cung cấp dịch vụ mBiz360 cho các doanh nghiệp với các tính năng vượt trội. Đại diện MobiFone cho biết, dịch vụ này đang được triển khai và tin dùng tại nhiều đơn vị.Một trong những tính năng nổi bật nhất của mBiz360 là cho phép các chủ doanh nghiệp quản lý và thiết lập hạn mức sử dụng thoại và data của từng nhân viên. Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho việc tiêu dùng trong hạn mức; người lao động sẽ tự thanh toán khoản ngoài hạn mức.

Đặc biệt dịch vụ này sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi miễn phí gọi nội nhóm giữa các thuê bao mBiz trong cùng doanh nghiệp. Dịch vụ cũng ưu đãi giá cước đối với các cuộc gọi ngoại nhóm. Theo đó, giá cước các cuộc gọi đi từ số thuê bao mBiz đến thuê bao MobiFone ngoại nhóm giảm từ 440 đồng còn 250 đồng cho cuộc gọi trên 15.001 phút. Phí gọi đi từ số số thuê bao mBiz đến thuê bao ngoại nhóm khác mạng tương ứng cũng giảm từ 900 đồng/phút xuống tối thiểu 725 đồng/phút.Để sử dụng mBiz360, các thuê bao không cần cài đặt phần mềm, không cần sử dụng trên smartphone. Thuê bao MobiFone khi chuyển sang sử dụng dịch vụ mBiz360 vẫn được giữ nguyên các ưu đãi và gói cước đang sử dụng.MobiFone cũng cho biết sẽ miễn phí khởi tạo tổng đài doanh nghiệp, miễn phí khai báo user, từ đó giúp tác vị quản lý chi tiêu trở nên đơn giản và tiết kiệm hơn.Dịch vụ mới của nhà mạng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Anh Hoàng Văn (nhân viên công ty da giày Hà Nội) cho biết: “Công ty hỗ trợ 300 nghìn đồng điện thoại mỗi tháng, khi tham gia mBiz360 anh tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi các cuộc gọi cho đồng nghiệp được miễn phí, hoặc được nhận ưu đãi khi liên hệ đối tác”.

Không chỉ tiện lợi cho doanh nghiệp, MobiFone cho biết, mBiz360 còn là giải pháp tiết kiệm chi phí cước viễn thông cho các gia đình khi các thuê bao trong nhà cùng sử dụng dịch vụ để được hưởng các ưu đãi về cước phí. Một khách hàng tại Hà Nội cho biết, gia đình với 5 thành viên của chị đã tiết kiệm được 50% chi phí điện thoại sau khi sử dụng mBiz360. Qua đó, số tiền tiết kiệm được hàng tháng không hề nhỏ, giúp chị dễ dàng quản lý tài chính và kế hoạch chi tiêu rõ ràng.Một trong những tính năng đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp sử dụng mBiz360 là mBiz Contact – Tổng đài di động, có thể biến số điện thoại di động của các thành viên trở thành Tổng đài chăm sóc khách hàng. Nhờ đó, 100% các cuộc gọi của khách hàng đều có thể được tiếp nhận, doanh nghiệp cũng quản lý được hướng chuyển của cuộc gọi. Như vậy, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có được “Tổng đài chăm sóc khách hàng” của riêng mình mà không lo chi phí đầu tư hạ tầng.Thảo Miên
Thông tin chi tiết xem tại website: mbiz360.mobifone.vn
Liên hệ tổng đài 9090 hoặc đến địa điểm giao dịch gần nhất của MobiFone tại Hà Nội.

Lộ trình tắt sóng điện thoại ‘cục gạch’

Các nhà mạng Việt Nam có thể tắt sóng 2G khi số lượng thuê bao sử dụng công nghệ này còn dưới 5%, mục tiêu dự kiến vào năm 2022.Hiện tại, theo số liệu của Cục Viễn thông, Việt Nam vẫn còn khoảng 24 triệu thuê bao 2G trên tổng số 130 triệu thuê bao đi động. Tuy nhiên, 2G là xu thế đã thoái trào và ngày càng bị thay thế bởi các công nghệ tiên tiến hơn.Bộ Thông tin & Truyền thông hiện nay cũng đang thúc đẩy phát triển công nghệ 5G. Mới đây, Viettel và Mobifone cũng vừa được cấp phép thử nghiệm thương mại 5G. Đồng thời, các nhà mạng không thể cùng một lúc duy trì bốn công nghệ di động gồm 2G, 3G, 4G, 5G gây tốn kém tài nguyên, chi phí.Do đó, việc dừng công nghệ cũ là cần thiết, giúp nhà mạng tập trung nguồn lực, dành băng tần số cho công nghệ mới. Cũng theo đánh giá của cơ quan lý, tắt sóng 2G sẽ đẩy nhanh đề án chuyển đổi số, cũng như thúc đẩy kinh tế số, xã hội số khi người dân chuyển sang sử dụng thiết bị hỗ trợ từ 3G trở lên.Cục trưởng Viễn thông Hoàng Minh Cường mới đây cho biết, trước đây Bộ Thông tin & Truyền thông đề xuất mục tiêu tắt sóng 2G nhưng được Chính phủ đề nghị đổi thành đề án phát triển smartphone giá rẻ. Theo ông Cường, phổ cập được smartphone sẽ tạo điều kiện để “nhà mạng có thể tắt sóng 2G khi số thuê bao sử dụng công nghệ này còn dưới 5%”.”Cùng một mục tiêu nhưng cách tiếp cận khác nhau một chút. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Thông tin & Truyền thông vẫn đặt mục tiêu làm thế nào để các nhà mạng đủ điều kiện tắt sóng 2G vào đầu năm 2022″, Cục trưởng Viễn thông nói.Theo ông Cường, cục đã phân tích, trong 24 triệu thuê bao 2G hiện tại có những số dùng cho máy phụ thứ hai của người dùng đã có smartphone. Sau khi tính toán lại, còn khoảng 12,4 triệu người chỉ sử dụng duy nhất điện thoại “cục gạch” Đây chính là những đối tượng nhà mạng sẽ phải hỗ trợ để chuyển đổi.”Để đạt mục tiêu dưới 5%, số thuê bao di động 2G phải còn 5 – 7 triệu, tương đương với mức giảm khoảng 6 -7 triệu so với hiện nay”, ông Cường nói. Từ năm ngoái đến nay, khi cơ quan quản lý chưa có tác động nào, lượng thuê bao di dộng 2G cũng đã giảm được khoảng 6 triệu. Như vậy, mục tiêu này có thể này khả thi.Cùng với đó, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đưa ra một loạt giải pháp để các nhà mạng sớm tắt sóng 2G. Trong đó, với nhà mạng, Cục Tần số đã thông báo không cấp lại tần số cho 2G khi giấy phép hết hạn vào năm 2024. Cục Viễn thông theo lộ trình cũng sẽ ban hành thông tư giảm giá kết nối thoại, nhằm tạo sức ép cho nhà mạng không phụ thuộc nguồn thu từ kết nối thoại, phải chuyển sang từ dữ liệu (data).Bộ dự kiến ban hành quy chuẩn vào năm tới bắt buộc điện thoại sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu phải hỗ trợ 4G trở lên. Điện thoại smartphone giá rẻ cũng đang được thúc đẩy sản xuất để hỗ trợ người dân chuyển đổi.Trong mục tiêu xây dựng chương trình viễn thông công ích năm 2021 – 2025, Cục đang đề xuất bố trí kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cho những người dân yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa.Ông Cường cũng cho biết, hiện có 630.000 người trên 70 tuổi chỉ sử dụng điện thoại 2G. Trước đây, có ý kiến cho rằng người già không thể sử dụng smartphone nên vẫn phải sử dụng điên thoại “cục gạch”.”Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được điện thoại “cục gạch” 4G, giá rẻ. Theo tính toán, cùng với sự hỗ trợ của các nhà mạng, điện thoại này có thể được sản xuất và bán cho người dùng với giá khoảng 600.000 đồng”, Cục trưởng Viễn thông cho hay.Anh Tú

Tắt sóng điện thoại ‘cục gạch’ để bắt kịp thời đại

Thế giới đang chuẩn bị chuyển qua 5G và sắp tới là 6G, chúng ta cứ luyến tiếc sóng 2G sẽ chỉ càng thêm tụt hậu.Các nhà mạng Việt Nam có thể tắt sóng 2G khi số lượng thuê bao sử dụng công nghệ này còn dưới 5%, mục tiêu dự kiến vào năm 2022. Lộ trình tắt sóng điện thoại “cục gạch” đang nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ:Giờ thế giới đang đi lên, nếu chúng ta không theo kịp người ta thì sẽ bị tụt hậu. Họ đã và đang chuẩn bị chuyển sang 5G và nghiên cứu 6G, còn ta vẫn luyến tiếc sóng 2G thì sao có thể phát triển được? Đã muốn và dùng những thứ mới thì phải bỏ bớt thứ cũ. Người có thể lạc hậu nhưng quốc gia thì không, tôi ủng hộ bỏ dần 2G, 3G.HalaMadrid3G cũng rẻ, điện thoại “cục gạch” giờ cũng có thể dùng 3G thay cho 2G được, vừa nhanh vừa ổn định, chỉ cần nghe, gọi và nhắn tin. Do vậy, nên tắt mạng 2G đi, tự nhiên tất cả sẽ chuyển sang dùng 3G, cũng không đáng bao nhiêu mà lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí, điện, nhân sự cho mạng 2G. Tôi nghĩ nên làm ngay.Love va moneyNhiều bạn chưa hiểu rõ đã vội phản đối. Việc giữ lại mạng 2G vừa lạc hậu vừa tốn nhiều chi phí và tài nguyên, trong khi hiện tại chỉ có dưới 5% số thuê bao đang sử dụng. Cắt mạng 2G không có nghĩa là chiếc điện thoại biến thành “cục gạch” mà vẫn có thể thực hiện nghe, gọi bình thường. Người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng chỉ cần như vậy là đủ. Còn nếu có nhu cầu cao hơn, hiện tại có rất nhiều dòng điện thoại “cục gạch” 3G với giá rẻ để các bạn lựa chọn.Ngân TrầnHiện tại, vẫn có điện thoại cục gạch 4G và giá rẻ. Tôi thấy nên tập chung vào 4G và 5G là tốt nhất. Vấn đề pin cũng không mấy khó khăn vì có điện cục gạch có 4G mà pin vẫn khủng. Vả lại, đường truyền sóng vô tuyến bao phủ nhiều cũng không tốt lắm, càng nhiều thì càng bị nhiễm sóng và không tốt cho sức khỏe.Xaydungdangquang2015Nên cắt bỏ ngay bây giờ, các nước trên thế giới họ đã bỏ cả 3G luôn rồi trong khi chúng ta cứ loay hoay mãi với 3G, 4G. Công nghệ thông tin là lĩnh vực phải tiên phong và Việt Nam luôn tự hào là có nền công nghệ thông tin hiện đại và đi trước nhiều nước, nhưng bây giờ vẫn duy trì 2G thì không hiểu nổi.Hai Dang DoanNên thay đổi, 2G đã quá cũ rồi, không nên tiếp tục duy trì nữa. Hãy tập trung nâng cao chất lượng công nghệ mới, giá điên thoại smartphone (mới/ cũ) hoặc cận smartphone (bàn phím T9) giá rất rẻ, đều hổ trợ từ 3G trở lên. Và tôi cũng không đồng tình với ý kiến của một số bạn nói rằng “nông dân nghèo không thể sử dụng smartphone”.Phuoc do minhNhiều người cứ thích điện thoại “cục gạch” 2G để làm gì? Trong khi đó, viễn thông của người ta đã chuyển qua 3G, 4G, sắp tới là 5G cả rồi. Hạ tầng viễn thông mà gánh tới ba, bốn hệ thống thì có lợi nhuận và tốt cho tất cả không? Nên nhớ, giờ viễn thông là doanh nghiệp, họ cũng cần lợi nhuận chứ không phải chỉ có làm từ thiện. Thay vì tìm cách giữ lại 2G, sao không nâng cấp điện thoại “cục gạch” lên 3G, 4G.Hải ĐôngViệt Thành tổng hợp>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.