Tỉnh chú trọng hạ ngầm cáp viễn thông, đưa ra nhiều kế hoạch phát triển hạ tầng, phát sóng 5G, xử lý sự cố…Thông tin đưa ra tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước về viễn thông quý III/2022, chiều ngày 18/10, tại thành phố Thủ Dầu Một. Theo báo cáo, hiện nay mạng cáp quang đã kết nối 100% địa bàn cấp xã trên toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp dịch vụ băng rộng cố định cho mọi người dân, doanh nghiệp.Trong 9 tháng qua, tỉnh tập trùng hạ ngầm cáp viễn thông, gồm một tuyến cáp dài 2,8 km tại thành phố Dĩ An, ba tuyến cáp dài 10 km tại thành phố Thuận An và 21 tuyến cáp dài 21 km tại thành phố Thủ Dầu Một. Dự kiến địa phương sẽ tiếp tục hạ ngầm 8 tuyến cáp dài 6 km trong tháng 11 và 12.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Tỉnh Bình Dương
Hai năm nay, tỉnh đã triển khai thực hiện quy chế tiếp nhận thông tin sự cố, phản ánh hiện trường bất cập của mạng cáp viễn thông qua hệ thống đường dây nóng 1022. Các đơn vị cũng chủ động xử lý khắc phục nhiều sự cố cáp viễn thông, bất cập về hạ tầng cáp do người dân phản ánh.Trong năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai lập Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là một nội dung được tích hợp vào quy hoạch tỉnh và sẽ thay thế cho quy hoạch cũ. Nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động này sẽ là cơ sở để các loại quy hoạch khác (quy hoạch cấp huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết…) phải tuân theo. Vì vậy, đây là cơ hội để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện tại trong phát triển hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp.Hội nghị đã thảo luận về dự thảo Quy chế phối hợp thực hiện chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông treo chung trên cột điện lực. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và phương thức phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý hệ thống cột dùng chung và các đơn vị sử dụng chung cột để treo cáp viễn thông, thông tin trong công tác chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông treo trên hệ thống cột dùng chung. Qua đó, đảm bảo sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông, thông tin treo trên hệ thống cột dùng chung; góp phần tích cực đảm bảo an toàn cho lưới điện, an toàn cho mạng lưới cáp viễn thông, thông tin và cải tạo mỹ quan mạng cáp trên địa bàn tỉnh. Dự kiến quy chế sẽ được ban hành trong quý IV/2022.

Đại biểu thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Tỉnh Bình Dương
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung xoay quanh định hướng phát triển hạ tầng viễn thông (hạ tầng ngầm, cột ăng-ten…); công tác phối hợp chỉnh trang, xử lý sự cố cáp; lộ trình tắt sóng 2G và phát sóng 5G. Nhiều đại biểu đưa ra khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp và triển khai quy hoạch, phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh.Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp viễn thông cần tích cực phối hợp để tiếp tục thực hiện công tác hạ ngầm và thu hồi cáp treo tại 8 tuyến đường (6 km) trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Ông nêu, các bên cần hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ Quy hoạch tỉnh Bình Dương (Hợp phần Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động) cũng như hướng dẫn cho các phòng chuyên môn lập kế hoạch chỉnh trang, làm gọn cáp.Sở Tài nguyên và Môi Trường nghiên cứu, hướng dẫn nội dung đưa các vị trí xây dựng hạ tầng bưu chính, viễn thông vào quy hoạch sử dụng đất. Sở Xây dựng hướng dẫn chuyên môn về cấp phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là công trình cột ăng-ten). Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Bình Dương và các địa phương hỗ trợ việc giám sát an toàn trong sử dụng chung hạ tầng cột điện, ngầm hóa lưới điện.(Nguồn: Tỉnh Bình Dương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *